Bệnh nấm phổi ở gà là gì? Bật mí cách điều trị hiệu quả cao 

Bệnh khiến gà con nhanh chết chỉ sau 2 ngày

Tỷ lệ rất cao đàn gà của bạn sẽ mắc bệnh nấm phổi, đặc biệt nên lưu ý rằng chúng xuất hiện cao ở đàn gà con và gây ảnh hưởng nhanh chóng. Do đó mà bà con phải biết rõ về bệnh nấm phổi ở gà là gì, nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị bệnh,… để giúp gà luôn khỏe mạnh. Bài viết bên dưới này bao gồm tất tần tật thông tin bà con đang cần.

Khái niệm bệnh nấm phổi ở gà và nguyên nhân gây bệnh

Bệnh nấm phổi ở gà chính là bệnh truyền nhiễm cấp tính hình thành lên các u nấm ở vùng phổi, sau đó tạo thành các túi khí, chúng thường có màu vàng xám. Đàn gà con từ 1-20 ngày tuổi là đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn các chú gà còn lại. Nếu để gà mắc bệnh mà không có sự can thiệp điều trị của chủ nuôi thì gà sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.

Do bệnh lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1815 nên cho đến nay thế giới đã tìm ra được nguyên nhân cụ thể cũng như là cách điều trị sao chính xác. Lý do khiến đàn gà mắc bệnh bắt nguồn từ việc môi trường bị ô nhiễm các bào tử nấm như trong chất độn chuồng, không khí, máy nở,… và gà hút vào. Khi này có thể cũng nhiễm bệnh và bắt đầu có các triệu chứng. 

Sau đó các bào tử nấm này sẽ phát triển vô cùng nhanh chóng tạo nên những u nấm hoặc các túi khí trong phổi gà. Khi đó đường hô hấp và mô bào sẽ bị ảnh hưởng, đồng thời gây nhiễm độc huyết và dần dần khiến cơ thể gà chết đi nếu không có các biện pháp điều trị. Theo như số lượng gà mắc bệnh thì các chủ nuôi truyền tai nhau rằng gà nuôi thả sẽ bệnh nhẹ hơn gà chăn nuôi tập trung.

Xem thêm:  Bệnh ORT ở gà là gì? Cách điều trị bệnh ORT hiệu quả
Bệnh nấm phổi ở gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính
Bệnh nấm phổi ở gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính

Một số đặc điểm dịch tễ của bệnh nấm phổi ở gà chủ nuôi nên biết

Bệnh nấm phổi là căn bệnh không chừa bất kì một loại gia cầm nào, không chỉ gà mà bệnh còn lây lan ở vịt, chim, ngỗng,… Do đó nếu bạn cũng đang chăn nuôi những loài gia súc này thì nên hết sức cẩn thận.

Nhiều chủ nuôi cho rằng bệnh dễ phát triển ở độ tuổi thấp nên có phần không đề phòng đối với những lứa tuổi trưởng thành. Tuy nhiên thực tế thì bệnh nấm phổi ở gà mẫn cảm ở độ tuổi từ 1-3 tuần tuổi, sau đó ở các giai đoạn khác chúng vẫn có thể xuất hiện, chỉ là khả năng có phần thấp hơn. Do đó mà những chú gà đang ở độ tuổi trưởng thành sẽ dễ bị nhiễm nấm phổi mãn tính hơn.

Con đường lây lan chính của bệnh là qua đường hô hấp, do đó nếu trong chuồng có một con gà nhiễm bệnh thì những con còn lại có khả năng nhiễm rất cao. Điều này xuất phát do các bào tử nấm được phát tán khắp nơi trong chuồng, chủ yếu ở không khí, thức ăn hoặc chấn độn chuồng.

Chi tiết cơ chế phát sinh bệnh chủ nuôi nên biết để đề phòng

Cơ chế sinh bệnh từ khi bắt đầu nhiễm bào tử nấm của bệnh nấm phổi ở gà là vô cùng nhanh chóng. Các bào tử khi xâm nhập qua đường hô hấp sẽ tiến hành đi vào niêm mạc hô hấp hoặc cơ quan tiêu hoá. Cuối cùng là di chuyển đến địa điểm ký sinh – phổi và bắt đầu hình thành u nấm, các túi khí, sợi nấm ở đây và các cơ quan xung quanh.

Tuy nhiên không dừng lại ở đó, trong quá trình ký sinh các tế bào nấm của bệnh cũng sẽ sản sinh ra chất men phân giải protein, đây là sản phẩm trao đổi chất. Sản phẩm này gây ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể gà khi gây nhiễm độc huyết, phá hủy mô bào khiến gà trúng độc và cơ thể dần chết đi.

Xem thêm:  Gà bị tiêu chảy - Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất
Bệnh khiến gà con nhanh chết chỉ sau 2 ngày
Bệnh khiến gà con nhanh chết chỉ sau 2 ngày

Điểm qua một số triệu chứng gà sẽ gặp nếu mắc bệnh

Chủ nuôi nên đặc biệt quan tâm đến sức khoẻ của gà để tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng không thể điều trị nếu để lâu dài. Đối với bệnh nấm phổi ở gà thì vật chủ sẽ gặp các triệu chứng chủ yếu như hay chảy nước mũi, thở hổn hển, có biểu hiện khó thở nên gà phải vươn đầu há mồm để thở, không nghe tiếng khò khè bình thường ở gà, sưng quanh mắt, mắt yếu hơn.

Ngoài ra còn có một số triệu chứng nặng nề hơn nhé gà hay bị tiêu chảy, hay mệt mỏi cơ thể, kén ăn, tăng trưởng giảm, cơ thể khô gầy và lờ đờ. Nói chung nếu như gà của bạn không còn phát triển mạnh khoẻ như trước và hay mệt mỏi thì đó chính là thời điểm bạn nên xem chúng đang mắc bệnh gì.

Đặc biệt của căn bệnh là có tính gây chết rất nhanh ở gà, nếu gà nhiễm bệnh là gia cầm non từ 1-2 tuần tuổi thì có thể chết sau 1-2 ngày. Tốc độ rất nhanh do gà non có sức đề kháng rất yếu, vì thế đây cũng là vấn đề nan giải đối với các chủ nuôi.

THAM KHẢO THÊM:

Bệnh tích gây ra của bệnh nấm phổi ở gà nguy hiểm ra sao?

Bệnh tích chủ yếu trên phổi: Các hạt nấm màu trắng xám hoặc vàng trên phổi, hạt nấm có thể như hạt gạo, rắn; nếu bệnh nặng, cắt phổi thấy hạt nấm lan hết các phế nang, phế quản làm phổi đặc, chắc, khi thả xuống nước, phổi lơ lửng hoặc chìm.

Bệnh tích của nấm phổi ở gà chủ yếu chỉ gây xấu ở vùng phổi, vị trí này bắt đầu xuất hiện các u nấm trắng xám hoặc vàng. Khi bệnh tiến triển nặng hơn khiến gà chết thì khi cắt phổi ra sẽ thấy nấm đã lan hết phế nang, phế quản. Do đó mà phối sẽ trở nên chắc và đặc hơn, thả xuống nước lơ lửng hoặc chìm. Tuy nhiên cũng có trường hợp u nấm lan ra các vùng xung quanh như túi khí, màng phổi.

Xem thêm:  Gà Asil là gì? Tổng hợp 6 cách nhận biết gà Asil
Phổi là vùng trung tâm của bệnh nấm phổi ở gà
Phổi là vùng trung tâm của bệnh nấm phổi ở gà

Gợi ý các phương pháp phòng bệnh nấm phổi ở gà an toàn

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, câu nói dân gian này đúng trong mọi hoàn cảnh và đối với tất cả loài động vật, kể cả con người. Nên để tránh gà mắc bệnh nấm phổi thì các chủ nuôi phải có kinh nghiệm trong việc phòng tránh, điều này là hết sức cần thiết.

Anh em nên chú ý vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khử trùng định kỳ tránh bị vi khuẩn nấm lây lan, các dụng cụ trong chuồng chắc chắn không thể không làm sạch. Đặc biệt trong những mùa ẩm ướt thì chủ trại cần có biện pháp thích hợp do đây là thời điểm hợp lý cho các loại vi khuẩn ký sinh.

Chất độn chuồng sử dụng cho gà phải luôn sạch, mới, thay định kỳ trong thời gian không quá dài vì khi để lâu sẽ rất bẩn. Ngoài ra không thể không kể đến khẩu phần ăn của gà, cần đầy đủ chất dinh dưỡng nhằm hạn chế nhiễm bệnh.

Cách điều trị bệnh nấm phổi ở gà như thế nào mới chính xác?

Khi đàn gà có dấu hiệu mắc bệnh thì khi này chủ trại không được lơ là mà phải can thiệp ngay lập tức, bạn hãy thay ngay chất độn chuồng, khử trùng toàn bộ và làm sạch máng ăn, máng uống, phun nền cùng các dụng cụ khác bằng CuSO4.

Mỗi lần phun thuốc sát trùng cần đảm bảo có khoảng 2-3ml trên 1 lít nước đối với loại G-OMNICIDE, ngoài ra còn có thể sử dụng 15ml trên 1 lít nước đối với G-ALDEKOL DES FF. Để đạt hiệu quả cao nhất trong việc điều trị bệnh nấm phổi ở gà cần thực hiện 1 ngày 1 lần.

Bên cạnh đó cần phải trộn thuốc vào thức ăn hoặc nước uống đối với gà bị bệnh, tùy vào từng loại thuốc mà cách sử dụng sẽ khác nhau nhưng cần đảm bảo đủ liều lượng cũng như là quy trình. Thực hiện đều đặn và liên tiếp cho đến khi hết bệnh.

Những chú gà đã bị nhiễm cần phải được cách ly khỏi đàn gà chưa mắc bệnh, điều này có vẻ khó để tiến hành nhưng đây là biện pháp phòng ngừa và chữa trị hiệu quả.

Phải có phương hướng điều trị bệnh kịp thời
Phải có phương hướng điều trị bệnh kịp thời

Kết luận 

Bài viết đã cập nhật những thông tin mới nhất và chuẩn xác nhất về bệnh nấm phổi ở gà cho bà con có thể hiểu rõ hơn về bệnh lý nguy hiểm ở gia cầm này. Dựa vào cách phòng bệnh và chữa bệnh bên trên, bet88 hy vọng bà con sẽ áp dụng hiệu quả để đảm bảo sức khoẻ đàn gà của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *