Bệnh hen gà hay còn được gọi là bệnh CRD là căn bệnh khiến gà có biểu hiện thở khò khè giống như bệnh hen ở người. Một khi gà đã bị nhiễm bệnh sẽ khiến gà giảm sức đề kháng, sức khoẻ yếu dần và gây thất thoát nhiều cho các chủ nuôi. Vì thế bà con cần phải hiểu rõ về bệnh lý này để có biện pháp điều trị tốt nhất. Cùng bet88 tìm hiểu chi tiết nhé!
Bệnh hen gà (CRD) là gì?
CRD chính xác là từ viết tắt của Chonic Respiratory Disease và hay được người Việt Nam gọi là bệnh hen gà. Mặc dù đây là bệnh lý không quá nguy hiểm tuy nhiên nếu mắc phải thì sức khoẻ của gà sẽ yếu dần và đồng thời tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn khác xâm nhập và tiếp tục làm hại gà.
Đây là căn bệnh hô hấp mãn tính và được lây lan bởi vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum. Tuy nhiên cũng có trường hợp vi khuẩn Mycoplasma Synoviae gây ra bệnh viêm đường hô hấp ở gia cầm mặc dù chúng vốn dĩ là nguyên nhân gây bệnh viêm khớp truyền nhiễm.
Cho nên bệnh hen gà được xem là một trong những nguyên nhân gây tổn thất kinh tế rất lớn cho nhiều chủ nuôi, nếu không can thiệp nhanh chóng sẽ dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng nhất. Thông thường đối với gà thịt những con từ 4-8 tuần tuổi dễ mắc bệnh hơn, ở gà đẻ hay gà giống thì CRD sẽ làm giảm tỷ lệ sống của trứng hoặc giảm số lượng đàn gà giống.

Các nguyên nhân khiến gà mắc bệnh CRD chủ nuôi nên biết
Như thông tin đã được đề cập bên trên, bệnh hen gà được phát sinh bởi vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum, chúng lây lan trong đàn gà qua nhiều phương thức. Khi ra khỏi cơ thể gà loại vi khuẩn này chỉ sống được tối đa 3 ngày và tồn tại tối đa 5 ngày trong dịch nhầy, tuy nhiên chúng sẽ sống được lên đến 18 ngày trong lòng trắng trứng. Bà con nên chú ý một số hình thức gây bệnh như sau:
- Bệnh CRD được lây lan từ gad bố mẹ sang gà con.
- Những con gà đang mang bệnh hay đã khỏi bệnh nhưng cơ thể vẫn còn chứa mầm bệnh sẽ khiến những con gà khoẻ mạnh mắc bệnh hen gà qua tiếp xúc trực tiếp.
- Hình thức lây bệnh gián tiếp thông qua đồ ăn thức uống, chuột, chim hoặc cũng có thể là người chăn nuôi gà.
- Ngoài ra còn có các yếu tố khác như: thời tiết thường xuyên thay đổi đột ngột, số lượng đàn quá đông, chuồng ẩm ướt và bụi bẩn, chuồng không có sự thông thoáng khí gây ngột ngạt, khi vận chuyển hoặc ghép các đàn gà.
Dịch tễ học của bệnh hen gà nguy hiểm như thế nào?
Bệnh hen gà xuất hiện chủ yếu ở những con gà mái đang vào giai đoạn chuẩn bị đẻ hoặc những con gà nhỏ tuổi từ 2-12 tuần. Đặc biệt là khi rơi vào đông xuân bệnh bùng phát rất mạnh do không khí có độ ẩm tăng cao. Không những gà mà bệnh CRD còn xảy ra ở chim, vịt, ngỗng, ngan,…
Khi bệnh xuất hiện khả năng cao sẽ được ghép với các bệnh nguy hiểm khác như gumboro, viêm thanh khí quản, viêm phế quản,… Đặc biệt bà con nên lưu ý rằng cách truyền nhiễm dọc từ bố mẹ sang gà con là con đường nguy hiểm nhất, dễ dàng phát tán nhanh chóng trong trang trại.
Nói bệnh hen gà không mấy nguy hiểm là do gà khi mắc bệnh sẽ có tỷ lệ chết thấp, tuy nhiên lại gây ảnh hưởng đến năng suất chăn nuôi. Kích thước gà răng rất chậm, khối lượng có thể giảm, sức khỏe không thể như ban đầu và gây giảm tối đa 40% sản lượng trứng, tối thiểu là 10%.

Triệu chứng hay gặp phải khi mắc bệnh hen gà
Triệu chứng ở giai đoạn đầu rất dễ cho bà con nhận biết, vì thế mà sẽ phát hiện nhanh chóng và điều trị kịp thời. Vào giai đoạn này gà có biểu hiện vẩy mỏ, mắt hay nhắm và mặt bị sưng. Thông thường khoảng sáu 9 giờ tối các chủ nuôi sẽ nghe được một âm thanh “toóc” ở gà, đây là âm thanh đặc trưng của bệnh hen gà.
Vào giai đoạn khi bệnh đã có tiến triển mạnh hơn thì bắt đầu gà sẽ có triệu chứng giảm đẻ và đồng thời cũng sẽ giảm ăn. Khi này gà đã bị viêm xoang mũi và viêm kết mạc nên việc hít thở sẽ rất khó khăn. Tình trạng mắt nhắm vẫn tiếp tục, ngoài ra khối lượng gà sẽ giảm do ăn ít.
Ngoài ra bà con nên lưu ý ở gà trống do chúng có biểu hiện nặng hơn so với gà mái. Nếu như bạn đang chăn nuôi gà đẻ trứng thì sản lượng trứng chắc chắn sẽ giảm do nghẹt đường hô hấp ở phôi. Điều này cũng khiến những quả trứng được đẻ ra không chất lượng, màu thì xỉn, vò thì xù xì mà hình dạng còn méo mó.
Bệnh hen gà gây nên các bệnh tích nghiêm trọng
Hầu hết các bệnh tích của CRD chỉ tập trung ở đường hô hấp, cụ thể như sau:
- Hiện tượng viêm tích dịch ở đường hô hấp, bị tích dịch nhầy ở xoang mũi nên gà thở khò khè.
- Thậm chí gây nên tình trạng xuất huyết ở thanh quản, còn khí quản và phế quản sẽ có bọt khí khi xuất huyết.
- Phổi bị viêm, có khí mờ đục nằm trong phế nang khi cắt ra. Nặng hơn là trong phế quản, khí quản có các cục casein vàng nhạt.
THAM KHẢO THÊM:
Phương pháp chẩn đoán bệnh CRD được khuyên dùng ngày nay
Mặc dù phương pháp chẩn đoán đơn giản nhất là dựa vào các triệu chứng bệnh tích tuy nhiên lại không có sự chính xác cao. Điều này là do có không ít những bệnh liên quan đến đường hô hấp khác mà không phải bệnh hen gà cũng có các triệu chứng, bệnh tích tương tự.
Cho nên ngày nay ưu tiên sử dụng phương pháp chẩn đoán phi lâm sàng thông qua PCR xác định RNA và DNA mầm bệnh, khả năng chính xác rất cao. Đồng thời kỹ thuật POCKIT iiPCR cũng được khuyên dùng nhờ vào ưu điểm rút ngắn thời gian xét nghiệm chủ trong 1 giờ và đầu tư vốn không quá cao.

Đâu là phương pháp phòng bệnh hay ho các chủ nuôi nên áp dụng?
Không có điều gì quan trọng hơn các phương pháp phòng bệnh CRD ở gia cầm, nếu một khi đã mắc bệnh thì khả năng điều trị thành công không phải là tuyệt đối. Trước hết các chủ nuôi hãy xây dựng hàng rào an toàn sinh học, tiếp đó không quên vệ sinh chuồng trại thật sạch sẽ để đảm bảo công tác phòng bệnh đầu tiên.
Hãy giữ nhiệt độ hợp lý trong chuồng, mùa đông phải ấm và mùa hè thì nhiệt độ phải mát, không quá nóng. Lưu ý về mật độ nuôi, cần phải phù hợp không quá đông. Chất độn chuồng cần phải đổi mới tránh quá dơ dễ tích tụ vi khuẩn.
Đặc biệt biện pháp phòng bệnh tốt nhất chính là tiêm vaccine bệnh hen gà, đây là phương pháp vừa hiệu quả mà vừa hợp túi tiền. Đối với gà nuôi lấy thịt chỉ nên sử dụng một liệu khi gà 4-5 tuần tuổi, ở gà đẻ không nên tiêm khi gà dưới 4 tuần tuổi. Mỗi loại vaccine CRD sẽ có những đặc điểm khác nhau, tuy nhiên phải tuân theo quy tắc chung là phù hợp với từng giống gà.
Điều trị cho gà khỏi bệnh CRD tránh trường hợp nghiêm trọng hơn
Trước khi bước đến các biện pháp điều trị CRD thì trước đó cần phải xác định được gà có phải đang mắc bệnh hay không hay do bệnh hô hấp khác gây nên triệu chứng để có phác đồ thích hợp. Trường hợp gà bị hen nhưng ghép với Newcastle hay Gumboro thì nên chữa hai bệnh đó trước rồi mới tới bệnh hen.
Nếu đàn gà chỉ nhiễm CRD thì tiến hành xử lý như sau:
- Các loại bỏ các yếu tố có khả năng khiến gà bị hen như chất độn chuồng, đồ ăn nước uống, tổng vệ sinh chuồng trại.
- Tiến hành hạ sốt kết quả long đờm bằng thuốc có chứa Bromhexin và Vitamin C.
- Sử dụng thuốc kháng sinh là cách điều trị không thể thiếu, nên sử dụng thuốc Doxycyclin nhưng tuyệt đối không dùng cho gà đẻ trứng vì có nguy cơ cao giảm sản lượng trứng. Ngoài ra có thể sử dụng thuốc có chứa Tilmicosin phosphate giúp điều trị bệnh hen gà.

Kết luận
Tránh bệnh hen gà có cơ hội tiến triển nhanh chóng khiến gà dần yếu đi thì các chủ nuôi nên có kiến thức điều trị kịp thời, nếu thấy gà có biểu hiện cần đi xét nghiệm ngay lập tức. Ngoài ra đừng quên giữ gìn vệ sinh chuồng trại thật sạch sẽ tránh các vi khuẩn xâm nhập vào gà.